Điều Trị Điện Giật Ở Trẻ Em Những Triệu Chứng Sau Khi Bị Điện Giật

Điều trị điện giật

Điện giật là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể, gây ra nhiều loại tổn thương lên cơ thể. Do đó việc điều trị điện giật cũng rất khó khăn để lại nhiều di chứng nặng nề, nguy cơ tử vong rất cao.

dieu-tri-dien-giat
                                     Điều trị điện giật

Có hai loại dòng điện: dòng điện xoay chiều (AC) được dùng trong sinh hoạt… Và dòng điện một chiều (DC) thấy trong ắc quy, hệ thống điện xe ô tô, đường dây điện cao thế và tia sét…

Tổn thương do điện xẩy ra theo 3 cơ chế: (1) tác động trực tiếp của dòng điện lên mô cơ thể. (2) chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt gây bỏng sâu và bỏng bề mặt. (3) tổn thương cơ học do sét đánh, do co cơ, hoặc các chấn thương sau ngã do điện giật.

Khi tiếp xúc, dòng điện một chiều (DC) sẽ đẩy hoặc quăng nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Do đó nạn nhân có thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn hơn nhưng khả năng gây chấn thương phối hợp cao hơn. Ngược lại, dòng điện xoay chiều (AC) có xu hướng dính chặt lấy nạn nhân (thường là bàn tay) và kéo nạn nhân lại gần nguồn điện hơn. Do đó kéo dài thời gian tiếp xúc gây tổn thương mô nặng hơn.

Những triệu chứng sau khi bị điện giật

Các triệu chứng bị điện giật điển hình bao gồm:

+ Bất tỉnh

+ Khó thở hoặc ngưng thở

+ Mạch yếu hoặc không đều hoặc không có mạch

+ Bỏng, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện

+ Khởi phát ngưng tim đột ngột

Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị như là nạn nhân bị điện giật. Một số tổn thương và những biến chứng xa có thể chưa rõ.

Bài giảng cấp cứu điện giật

– Khẩn cấp cắt nguồn điện (tránh chạm trực tiếp vào bệnh nhân trước khi cắt được nguồn điện) và nhanh chóng khám sơ bộ:
  • Ý thức: hôn mê
  • Ngừng tim: mạch bẹn không bắt được
  • Ngừng thở
  • Chấn thương (gãy cột sống cổ, chấn thương ngực, chảy máu nhiều…)?

– Tiến hành ngay các biện pháp hồi sinh tim phổi nếu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất cứng hoặc ván cứng đầu ngửa tối đa
    (không làm nếu chưa loại trừ chấn thương cột sống cổ), lấy dị vật trong miệng nạn nhân
  • Đấm vào vùng trước tim nạn nhân 5 cái, nếu tim không đập lại tiến hành thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
  • Thổi ngạt kiểu miệng – miệng hoặc miệng – mũi , 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. Tiếp tục cấp cứu đến khi tim đập lại, nạn nhân tự thở được.
  • Khi nạn nhân tự thở được, tim đập lại tiến hành cố định cột sống cổ (nếu nghi ngờ tổn thương), cố định xương gẫy , băng cầm máu, truyền dịch nếu có tụt huyết áp, chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Phác đồ điều trị điện giật

– Bệnh nhân có tổn thương nặng thường được chuyển vào khoa hồi sức tích cực. Bệnh nhân có tổn thương bỏng điện đáng kể cần được chuyển tới trung tâm bỏng khi ổn định

– Nếu nghi ngờ bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn điện áp cao (> 1000 V), cần theo dõi sát tình trạng tim mạch từ 12 – 24 giờ mặc dù không thấy rõ bất cứ tổn thương nào. Ngoài ra cũng cần theo dõi sát những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch, bệnh nhân đau ngực, hoặc có bằng chứng mất ý thức hoặc rối loạn nhịp tim trước đó ở những bệnh nhân tiếp xúc với nguồn điện áp thấp (< 1000 V)

– Bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc với nguồn điện áp thấp, thăm khám lâm sàng cho kết quả bình thường thì không cần thiết phải tiến hành các thăm khám cận lâm sàng và có thể cho ra viện

– Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc bỏng da nhẹ, điện tâm đồ và xét nghiệm nước tiểu bình thường (không có hemoglobin niệu) thì có thể được theo dõi trong vài giờ trước khi ra viện.

Mời các bạn xem video máy ổn áp Lioa 15KVA chính hãng 100% dây đồng:

Liên hệ ngay địa chỉ dưới đây để nhận báo giá tốt nhất!

Phân phối ổn áp Lioa Lioa chính hãng:

Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội

Số 629 Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh

Hotline : 0936.116.091

Website : Lioa.info.vn

Email     : lioa.info.vn@gmail.com

Các tìm kiếm liên quan đến điều trị điện giật: cấp cứu điện giật bộ y tế.

5/5 - (6 bình chọn)

Bình luận trên Facebook